Thủy Hỏa Ký Tế (63, ☵☲)

  • Điềm triệu: Kim bảng đề danh
  • Hệ loại: Hợp hóa đạt sự hanh thông ấm áp trôi chảy nhưng lợi lạc cho một chu sự nào đó.
  • Nhận diện: Sự sống thì nước hòa hợp với lửa là chủ lực. Ở đây còn đủ cả đích ngôi, chính vị nữa thì quá tuyệt. Nhưng trong "Ngũ vận, tứ đại" nó chủ, chứ không toàn diện.
  • Tự nhiên: Địa chủ cấu hình, lửa chủ hóa, nước chủ xúc, phong chủ vận, chúng phối nhau một cách chặt chẽ theo tâm sinh lý nhất thể mới tuyệt! Tượng và tính khó nhất quán!
  • Con người: Phải là đầy đặn hồng hào, đẹp cả thần thái, mềm dịu khỏe chắc cả ngoại hình. Người đời thường là khó hoàn hảo, nếu cho rằng đạt khoảng 70% thì đó là...
  • Xã hội: Hầu hết là thủy lôi, chứ rất ít thủy hỏa (có thể không). Nếu xã hội có định hướng thủy hỏa ký tế thì đạt ít nhiều 元亨利貞 (nguyên hanh lợi trinh) tứ đức, có thái bình hoàn cầu! Không có thị phi tư tưởng, chủ nghĩa.

THAM KHẢO SÁCH CỔ NÓI VỀ THỦY HỎA KÝ TẾ

Thủy Hỏa Ký Tế
Còn gọi là Ký Tế (既濟 jĩ jĩ)
Nội quái là ☲ (|:| 離 lĩ) Ly hay Hỏa (火).
Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水).
Quẻ số 63 trong Kinh Dịch

  1. Văn Vương viết thoán từ: Ký Tế: Hanh tiểu, lợi trinh. Sơ cát, chung loạn (既濟: 亨小, 利貞. 初吉, 終亂).
  2. Chu Công viết hào từ:
    • Hào 1: Duê kỳ luân, nhu kỳ vĩ, vô cữu.
    • Hào 2: Phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc.
    • Hào 3: Cao Tôn phạt Quỷ Phương tam niên, khắc chi. Tiểu nhân vật dụng.
    • Hào 4: Chu hữu y như, chung nhật giới.
    • Hào 5: Đông lân sát ngưu, bất như tây lân chi thược tế, thực thụ kỳ phúc.
    • Hào 6: Nhu kỳ thủ, lệ.
    Giải nghĩa: Hợp dã. Hiện hợp. Gặp nhau, cùng nhau, đã xong, việc xong, hiện thực, ích lợi nhỏ. Hanh tiểu giả chi tượng: việc nhỏ thì thành.
(Theo Wikipedia)