Sơn Địa Bác (23, ☶☷)

  • Điềm triệu: Ưng thước đồng lâm
  • Hệ loại: Tương hợp mà kém lâu bền bởi nặng nề quá tải. Rồi dẫn đến ly tan vì cô lẻ!
  • Nhận diện: Đây là biểu tượng cao chót vót trên mặt phẳng, là người già cả chung cùng "lục thân" quyến thuộc, là sự thoi thóp khí dương.
  • Tự nhiên: Núi dĩ nhiên cao thì phải bị bào lở sạt mòn... Còn cao thoi loi thì bẻ gãy, hoặc tróc gốc. Bất kỳ là gì, hễ cô độc mà xu thế ly là chết!
  • Con người: Cũng như cô âm ly dương (quẻ 44) hoặc ngược lại (bác 23 này), hoặc bất cứ là gì mà cô độc thì khó bảo tồn. Đỉnh cao chơi vơi đồng hệ nghĩa
  • Xã hội: Trong sự cộng đồng khó hợp nhất, bảo tồn. Ăn nói cường điệu vớ vẩn; Kẻ già cả bị bỏ rơi; Đảo lộn luân lý; Sự nghiệp hao mòn, âm phúc tiêu tản!

THAM KHẢO SÁCH CỔ NÓI VỀ SƠN ĐỊA BÁC

Quẻ Sơn Địa Bác
Còn gọi là quẻ Bác (剝 bo1).
Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).
Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Quẻ số 23 trong Kinh Dịch

  1. Văn Vương viết thoán từ: Bác: Bất lợi hữu du vãng.
  2. Chu Công viết hào từ:
    • Hào 1: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.
    • Hào 2: Bác sàng dĩ biện, miệt trinh, hung.
    • Hào 3: Bác chi, vô cữu.
    • Hào 4: Bác sàng dĩ phu, hung.
    • Hào 5: Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi.
    • Hào 6: Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.
    Giải nghĩa: Lạc dã. Tiêu điều. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng: tượng bà con thân thích xa lìa nhau.