Bát Thuần Khảm (29, ☵☵)

  • Điềm triệu: Hải đề tao nguyệt
  • Hệ loại: Phân lập, đối lưu, bao vây, tương ưng, tương hợp, tương ly, sanh chế cực kỳ phức tạp!
  • Nhận diện: Đây là biểu tượng cửa sự hóc hiểm cuốn trôi. Cũng là một đặc trưng cho thái quá, bất cập của sự nhuận tình có tính đồng dạng với cưỡng bức.
  • Tự nhiên: Lẽ dĩ nhiên cho tất cả, dù là cương hay nhu, trôi chảy hay đứng lặng,... mà dẫn đến thái quá hoặc bất cập thì đều bị vương hóc hiểm cả!
  • Con người: Cần nhận chân giá trị cái tĩnh lạc không hai khác với hai mặt của một vấn đề hàm chung đầy bức não! Dòng trôi nào cũng có điểm dừng!
  • Xã hội: Dòng đời miên viễn trôi; vô vàn trắc trở gian truân; khốn cho cảnh chiếm tình; cẩn trọng hợp đồng đối tác xuyên quốc gia, cảnh giác đức độ!
  • Thận trọng:

THAM KHẢO SÁCH CỔ NÓI VỀ BÁT THUẦN KHẢM

Quẻ Thuần Khảm
Còn gọi là quẻ Khảm (坎 kan3)
Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).
Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Quẻ số 29 trong Kinh Dịch

  1. Giải nghĩa: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.
  2. THOÁN TỪ: Quẻ khảm, nhẫn nại gấp đôi, chỉ trong lòng có đức tin là hanh thông, hành động thì được trọng mà có công. Tập khảm, hữu phu duy tâm hanh, hành hữu thượng. 習坎,有孚維心亨,行有尚。Tập 習– học lặp đi lặp lại, rèn luyện. Khảm 坎– chỗ hõm xuống, hốc lõm vào.
  3. LỜI TƯỢNG: nước chảy không ngừng là hình tượng của quẻ tập Khảm. Người quân tử lấy việc rèn luyện năng lực thực hiện làm trọng. Tượng Viết: Thủy tấn chí, tập khảm, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự. 象曰: 水洊至,習坎,君子以常德行,習教事. Tấn = tiến 洊 – nước chảy không ngừng, lại một lần nữa. Chí 至 – đến. Thường 常– Lâu, mãi; Đạo Thường, đó là: nhân 仁, nghĩa 義, lễ 禮, trí 智, tín 信. Còn gọi là ngũ thường 五常 là cái lẽ phải thông thường mà người ta ai cũng phải có. Hành 行- Một âm là hạnh - đức hạnh. Năng lực là đức 德 thi hành gọi là hạnh 行. Đức hạnh 德行 – năng lực thực hiện.
  4. CHIÊM: ♦ Quẻ này có 3 hào xấu (x). ♦ Thuần Khảm là một trong bốn quẻ hung hiểm tứ đại hung quái trong Kinh Dịch. Truân là trở ngại lúc đầu. Thuần Khảm trở ngại lúc đầu và cuối. Kiển trở ngại quãng giữa. Quẻ Khốn là trở ngại hơn hết. ♦ Một người rơi xuống giếng, lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn. ♦ Người đó được một người dùng dây kéo lên, được giúp đỡ trong lúc khó khăn. ♦ Một người đầu cọp, có người thế lực giúp bạn làm ăn. ♦ Con trâu và con chuột đen, năm tháng ngày giờ Tý, Sửu. ♦ Quẻ thuộc tháng 10, tốt về mùa xuân, xấu hạ, thu.
  5. HÌNH: Thuyền lủng còn mắc cạn. 船漏沖瘫 Thuyền lậu trùng than.
  6. TƯỢNG: Ngoài rỗng trong đặc. 外虛中實 Ngoại hư trung thực.
  7. KHÍ CHẤT: Nhẫn nại.
  8. DÁNG VẺ: Con heo.
  9. HÀO TỪ
    • 1. Hai lần hiểm, quen với nước, sụp vào hố nước sâu, xấu. (x) Sơ lục: Tập khảm, nhập vu khảm đạm, hung. 初六。習坎,入于坎窞,凶。
    • 2. Ở chỗ nước lại thêm hiểm, mong làm được chuyện nhỏ thôi thì mới làm được. Cửu nhị: Khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc. 九二。坎有險,求小得。
    • 3. Tới lui đều bị hãm, trước mặt là hiểm mà sau lưng lại dựa vào hiểm, chỉ càng sụp vào chỗ sâu hơn thôi, không làm gì được.(x) Lục tam: Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm đạm, vật dụng. 六三。來之坎坎,險且枕,入于坎窞,勿用。 Đạm (= nằm) 窞 – cái hố sâu.
    • 4. Như thể chỉ dâng một chén rượu, một rá thức ăn, có thêm cũng một tô thôi, đưa qua cửa sổ, rốt cuộc không có lỗi. Lục tứ: Tôn tửu quỹ, nhị dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu. 六四。樽酒簋,貳用缶,納約自牖,終無咎。
    • 5. Nước chưa đầy, nhưng đến lúc nước đầy rồi, lặng rồi, thì sẽ khỏi hiểm, không có lỗi. Cửu ngũ: Khảm bất doanh, kỳ ký bình, vô cữu. 九五。坎不盈,祗既平,無咎。 Kỳ=chi 祗=坻=小丘– gò đất nhỏ, tiểu đảo. Vô công bất thụ lộc.
    • 6. Đã trói bằng dây thừng to, lại đặt trong bụi gai, ba năm ra không được, xấu. (x) Thượng lục: Hệ dụng huy mặc, trí vu tùng cức, tam tuế bất đắc, Hung. 上六。係用徽纆,寘于叢棘,三歲不得,凶。
(Theo Wikipedia)